Những đôi giày cao gót sexy, quyến rũ là thứ không thể thiếu của phải đẹp, chúng được chị em phụ nữ ưa thích và được sử dụng thường xuyên trong những bữa tiệc hoặc những dịp quan trọng. Mang giày cao gót giúp cho thân hình của bạn thêm phần cao ráo, đôi chân thon gọn hơn, làm tôn lên những đường cong nữ tính và giúp bạn cảm thấy tự tin nhiều hơn.
Vì vậy, mỗi chị em chúng ta dù muốn hay không cũng nên chuẩn bị cho mình ít nhất một đôi giày cao gót để tạo sức hút riêng cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, bước đi tự tin trên những đôi giày cao gót chênh vênh không phải là một việc dễ dàng, nhất là đôi giày mới sẽ khiến đôi bàn chân của bạn bị đau nhức khó chịu. Các bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy tham khảo những cách đi giày cao gót không đau chân sau đây để có thể tự tin, thoải mái và đặt biệt không bị đau chân khi đi giày cao gót nhé.
Bí quyết đi giày cao gót không đau chân
Chọn giày chuẩn với kích thước chân
Chọn giày sai kích cỡ chân là nguyên nhân gây đau thường gặp nhất của chị em khi đi giày cao gót. Kích cỡ chân có thể thay đổi mỗi năm, thậm chí lên, xuống hẳn một số, đặc biệt trong các giai đoạn như có thai, sinh con hoặc bệnh tật làm sụt cân,… Vì vậy, tốt nhất bạn nên cập nhật số đo chân mỗi năm một lần, cả chiều dài và chiều rộng.
Chú ý đến bề rộng
Chú ý đến bề rộng của bàn chân khi lựa chọn giày cao gót. Bất kỳ ai đã từng sử dụng qua một đôi giày cao gót bị mòn hoặc giãn cũng có thể hiểu được cảm giác đau rất khác biệt so với lúc ban đầu. Vì vậy, hãy chọn một đôi giày cao gót vừa đủ rộng để mang đến cho bạn cảm giác thoải mái.
Tìm hiểu kiểu dáng đôi chân
Bạn nên biết lòng bàn chân mình thiên về dạng hơi phẳng hay dạng cong vòm vì điều này ảnh hưởng đến khả năng bị đau nhiều hơn khi mang giày cao gót. Nếu lòng bàn chân phẳng thì khả năng bị đau sẽ ít hơn so với người có lòng bàn chân lõm.
Chọn giày gót lớn
Giày cao gót có chân đế càng nhọn và thanh mảnh thì càng sang trọng và quyến rũ, đặc biệt là những đôi stiletto (gót siêu cao, siêu mảnh như mũi dùi) thon thả, quý phái. Tuy nhiên, chúng vô tình tạo trọng lực dồn vào một điểm phía mũi chân, khiến bạn dễ đau mỏi hơn. Vì thế, chỉ nên mangstiletto vào một số dịp đặc biệt, và chọn những đôi đế thô thoải mái khi làm việc để lực được phân bố đều khắp bàn chân.
Chọn giày đế thô
Tương tự như trên, giày đế mỏng khiến bạn phải chịu nhiều trọng lực đè ép trải khắp đôi chân khi di chuyển. Trong khi đó, giày đế thô hoặc đế bánh mì với phần đệm dày sẽ tản lực, giúp đôi chân thoải mái hơn. Chọn giày bằng nhựa mềm cũng sẽ giảm chịu lực hơn so với các chất liệu khác.
Miếng lót chèn gel
Trong trường hợp bạn phải di chuyển nhiều, bạn nên nhờ đến miếng lót. Việc này sẽ làm giảm đáng kể cảm giác đau của bạn khi phải di chuyển nhiều trên đôi giày cao gót. Hãy lựa chọn và thử những miếng lót khác nhau để tìm được loại mang đến cho bạn cảm giác thoải mái nhất.
Với đôi giày đúng phong cách mới mua, cho dù vừa chân đi nữa, bạn cũng không nên mang nó trong liền 8 tiếng. Chỉ nên đi thử mỗi ngày 1-2 tiếng thăm dò. Bạn nên mang theo vài miếng urgo để dán vào những điểm bị cọ sát, tránh bị phồng rộp, chai chân.
Nếu điểm mặt sau gót chân bị giày da ép, bạn làm ẩm miếng xà phòng bánh, rồi xoa vào lòng trong giày, chính vào điểm sẽ tiếp xúc với phần gót bị kích. Có thể dùng nến mài vào cũng được.
Nếu điểm mặt sau gót chân bị giày da ép, bạn làm ẩm miếng xà phòng bánh, rồi xoa vào lòng trong giày, chính vào điểm sẽ tiếp xúc với phần gót bị kích. Có thể dùng nến mài vào cũng được.
Làm mềm giày
Nếu đôi giày của bạn bị chật hoặc chất liệu giày cứng khiến gót sau của chân bị chà sát đau nhức, bạn có thể sử dụng cách dưới đây để làm mềm giày.
- Bạn có thể dùng rượu trắng, hoặc cồn nguyên chất càng tốt. Lấy bông tẩm cồn xoa vào khắp lòng trong của giày, da giày thời trang mềm đi, cồn sẽ bốc hơi nhanh và bạn có thể xỏ chân, đã mang tất, vớ loại dày, để đi luôn.
- Cồn nguyên chất có tác dụng đặc biệt làn giãn da. Nếu chỉ có một hai điểm bị kích thì bạn chỉ cần xoa cồn vào trúng điểm tiếp xúc trong lòng giày.
- Có thể dùng nước thay thế cồn nếu kích nhẹ vì nước cũng làm nở da. Nhưng đừng không xoa cồn lên mặt ngoài giày thời trang, sẽ gây phai màu, biến dạng dáng giày da.
Tập vài động tác căng giãn
Những bài tập căng giãn cơ xương khớp vùng cổ chân, gót chân, mũi chân, vùng gân Achilles và bắp chân giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, tránh tê mỏi ở các vùng gân cơ làm việc quá mức. Nếu dùng giày cao gót thường xuyên, bạn nên hình thành thói quen tập đều đặn và buổi tối hay lúc nghỉ giải lao trong giờ làm việc.
Thư giãn
Hãy rời bỏ đôi giày cao gót bất kỳ khi nào bạn có thể để đôi chân được thư giãn, chẳng hạn sau khi ngồi vào bàn làm việc tại văn phòng. Về đến nhà, bạn nên đi chân trần, mang dép bông mềm, massage bàn chân với nước ấm để tuần hoàn máu tốt hơn hoặc lăn chân trên quả bóng nỉ để xoa bóp lòng bàn chân.
Đi giày cao gót đúng cách
Sau đây là cách đi giày cao gót đúng cách giúp chị em phụ nữ không bị đau chân và vẫn tôn lên dáng đẹp.
Chọn giày vừa vặn
Để đi giày cao gót không bị đau chân thì trước tiên bạn phải chọn giày vừa vặn, chuẩn với kích thước chân như đã đề cập ở trên. Một món đồ vừa vặn với bạn bao giờ cũng khiến bạn trở nên duyên dáng và xinh đẹp hơn. Nếu đôi giày của bạn đang rộng, bạn có thể lót thêm đót giày cho vừa hơn. Nếu chúng đang chật, hãy mang giày tới tiệm giày gần nhà hoặc đơn giản hơn là bạn có thể mua đôi khác cho vừa chân.
Bước đi từ gót tới mũi chân
Không giống như việc diện một đôi giày đế bệt hay sneaker, bạn không thể cứ thế nện cả tấm bàn chân của mình xuống đất để rồi ngó lại mình bước đi khệnh khạng trong gương. Cách tốt nhất để đi giày cao gót và ngay lập tức sở hữu dáng vẻ thanh tao, trang nhã chính là hạ gót chân xuống rồi mới đến mũi chân xuống mặt đất.
Bước những bước nhỏ
Một quý cô không bước những bước quá dài (trừ khi bạn là một siêu mẫu đang bước đi trên sàn catwalk trong một khoảng thời gian được báo trước). Việc đi giày cao gót sẽ khiến các bước chân của bạn trở nên ngắn hơn so với bình thường. Chính vì vậy bạn có thể sẽ phải bước nhiều bước hơn bình thường. Hơn nữa, việc bước những bước nhỏ cũng khiến bạn trở nên đoan trang hơn.
Không được vội
Bạn có thấy những cô nàng cố gắng bước nhanh trên đôi cao gót trông rất tức cười không? Và bạn biết là bạn chẳng hề muốn giống họ chút nào. Vậy khi đang mang dưới chân một đôi giày cao gót, hãy nhớ rằng, bình thản bước đi vừa phải chậm rãi là một lựa chọn khôn ngoan giúp cho bạn trở nên tự tin và phong cách hơn trong mắt người đối diện.
Hơi ngả ra sau
Bạn có thể sẽ luôn cảm thấy muốn bước đi nhanh hơn khi đang đi giày cao gót. Tuy nhiên do đặc thù của loại giày này mà bạn sẽ chẳng thể bước đi quá nhanh được mà thay vào đó chiếc cổ của bạn sẽ hơi rướn về phía trước tạo lại sự cân bằng cho cơ thể. Đây là một dáng đi quá xấu và chẳng cô gái nào muốn trông thấy mình trong bộ dạng này. Chính vì vậy khi bước đi, bạn nên hơi ngả mình về phía sau để kéo lại sự cân bằng hợp lý khi đi giày cao gót.
Tưởng tượng mình đang bước trên một đường thẳng
Khi vẽ một đường thẳng, bạn sẽ vẽ đẹp hơn nếu chỉ nhìn vào điểm đầu và điểm cuối thay vì nhìn vào chiếc bút mà bạn đang dùng để vẽ. Cũng tương tự, khi đi giày cao gót, đừng chăm chăm vào đôi giày tuyệt đẹp ngự dưới chân mình. Bạn hãy nhìn thẳng vào điểm mà bạn đang bước đến và tiến tới tựa như đang trên một đường thẳng.
Uốn bàn chân
Cảm giác trơn khó đi là điều không thể tránh khỏi những lần đầu bạn mang giày cao gót. Lúc này hãy uốn nhẹ bàn chân mình một chút để tạo áp lực lên phía trong giày. Như vậy bạn sẽ cảm thấy đôi giày cao gót mình đang mang trở nên vừa vặn và dễ điều chỉnh hơn.
* Lưu ý khi mang giày cao gót:
– Trong những lúc đi chơi xa, nên mang giày đế thấp. Mỗi loại giày sẽ phù hợp với những hoạt động khác nhau, nhưng nguyên tắc là phải thoải mái và vững vàng. Thời gian mang giày liên tục tốt nhất là dưới 5 giờ, nhất là các loại giày bít. Sau khi mang nên để giày nơi thoáng mát 24 giờ trước khi cất vào hộp, thay đổi giày luân phiên mỗi ngày (có ít nhất hai đôi giày để thay đổi).
– Thói quen đi lết chân hay dậm chân quá mạnh đều không tốt cho sức khỏe của bàn chân. Để giảm đau chân và chuẩn bị cho buổi diện giày cao gót vào hôm sau, có thể ngâm chân trong nước ấm vào cuối ngày từ 10 – 15 phút.
– Người bị tiểu đường không nên mang giày quá cứng, quá cao và không ngâm chân nước nóng vì có nguy cơ bị phỏng, trầy xước và nhiễm trùng. Người bị giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân trong nước nóng vì làm bệnh nặng thêm.
– Có thể chườm mát quanh gót để giảm những cơn đau cấp tính, giảm phù nề; hoặc xoa bóp các vùng của bàn chân như cổ chân, gót chân, mắt cá chân, đốt ngón chân,… để cơ bắp chân được thư giãn.
Với những chia sẻ về cách đi giày cao gót không đau chân cũng như cách đi giày cao gót đúng cách trên giúp chị em phụ nữ không bị đau chân và vẫn tôn dáng đẹp khi đi giày cao gót. Hãy là một cô gái tự tin và luôn vững bước với đôi giày phù hợp và đẹp nhất cho bản thân mình nhé!
Xem thêm: giày búp bê / giày đẹp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét